Nhận định Pyotr_I_của_Nga

Bầy chuột Nga khóc "con mèo" Pyotr Đại đế.

Là một trong những nhân vật kiệt xuất của lịch sử thế giới và được nhân dân Nga bình chọn là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất của Nga (vượt cả StalinLenin)[25], ông đã có thành tựu lớn lao trong công cuộc hiện đại hóa đất nước ông. Ông đã đẩy mạnh một nước Nga lạc hậu, đi sau Tây Âu dường như hàng trăm năm, trong một thời gian ngắn vượt lên thành một trong năm đại đế quốc của châu Âu, được những nước châu Âu còn lại kiêng nể. Vì Pyotr Đại đế có tố chất đa dạng: sục sôi và gan lì, vừa bao dung vừa tàn nhẫn, vừa mềm mỏng vừa cố chấp, tình cảm ở mặt này nhưng cứng rắn ở mặt khác…, nhưng cuối cùng tạo nên khúc ngoặt cực kỳ quan trọng trong lịch sử nước Nga[19].

Lịch sử đã dành cho vua Pyotr Đại đế nhiều lời khen ngợi. Có lẽ lời khen ngợi đi đầu là tầm nhìn chiến lược của ông, kế đến là nhận thức rồi quyết tâm. Những tầm nhìn, nhận thức và quyết tâm ấy thiếu vắng hầu như trong cả nước Nga thời bấy giờ. Chỉ một mình ông có tầm nhìn sâu rộng, nhận thức đúng đắn, rồi có quyết tâm sắt đá để đi đến đích. Chẳng hạn, trong khi bao triều đại trước đều không nhận ra là nước Nga bao la chỉ có một cảng biển thông ra bên ngoài thế giới trong sáu tháng mỗi năm, không có hải quân, và cả nước Nga mãn nguyện với đội thuyền đi theo dòng nước trên sông; chỉ riêng vua Pyotr Đại đế nhận ra đó là những khiếm khuyết vô cùng hệ trọng trong chiến lược xây dựng kinh tế và quân sự cho đất nước ông. Chính ông đã nhận thức được công dụng diệu kỳ của một chiếc thuyền buồm không những có thể đi xuôi chiều gió, mà còn có thể đi ngược lại chiều gió – điều mà loại thuyền bè Nga hồi ấy không thực hiện được. Quyết tâm xây dựng cảng biển và tạo dựng nên hải quân Nga khởi phát từ tầm nhìn và nhận thức như thế.

Với bao hoài bão nung nấu nhằm hiện đại hóa nước Nga nằm kề bên Tây Âu lúc ấy đã tiến bộ khá xa, vua Pyotr Đại đế tự mình đóng một chiếc thuyền và học cách điều khiển nó, tổ chức riêng cho mình một đội quân và tập trận thường xuyên để cuối cùng chuyển thành đội quân tinh nhuệ hơn hẳn lực lượng nòng cốt của triều đình, tổ chức một phái bộ sứ thần đi Tây Âu để học hỏi và tuyển chọn nhân tài về giúp cho triều đình của mình, vào vai thợ mộc học nghề ở Hà Lan để tự tay đóng một tàu chiến bắt đầu từ những súc gỗ thô sơ cho đến khi hạ thủy. Và còn nhiều việc làm quyết đoán nữa, như ra lệnh tịch thu chuông nhà thờ để đúc đại bác phục vụ công cuộc chống ngoại xâm mặc cho giáo hội đầy quyền uy phản đối. Hoặc đòi hỏi các tầng lớp tăng lữ, quý tộc và thương nhân – có thế lực mạnh nhất thời bấy giờ – góp chi phí vào việc xây dựng hải quân; ai không làm sẽ bị tịch thu gia sản, ai kêu nài sẽ phải đóng góp thêm. Hoặc ra lệnh đàn ông Nga phải cắt râu cho gọn và tất cả người Nga phải chuyển trang phục truyền thống sang kiểu gọn nhẹ – mục đích sâu xa là để dân Nga tăng năng suất làm việc – mặc cho chống đối của giáo hội uy quyền và thói ù lì muốn duy trì cách sống lâu đời.

Một công trình vĩ đại khác – khá điên rồ và mạo hiểm – là tiến hành xây dựng nên thành phố Sankt-Peterburg bề thế từ bãi đầm lầy ngay cả trong những năm tháng chiến tranh, ngay cả khi vùng đất mới được chiếm từ Thụy Điển, chưa có hòa ước để hợp thức hóa là thuộc Nga vĩnh viễn, có nghĩa là Thụy Điển có quyền chiếm lại bất cứ lúc nào. Quyết tâm ấy thể hiện qua chính sách là có thể nhượng bộ Thụy Điển bất cứ điều gì ngoại trừ trả lại Sankt-Peterburg, nhằm mở một đường giao thông hàng hải và căn cứ hải quân Nga. Quyết tâm này được lưu truyền mãi về sau, với kết quả là Sankt-Peterburg vẫn đứng vững trước các cuộc tấn công của vua Karl XII của Thụy Điển, cũng như của Hoàng đế Napoléon I của PhápAdolf Hitler của Đức Quốc xã sau này.

Việc đánh giá Pyotr Đại đế có thể theo hai xu hướng. Một là cho rằng thành quả đều do cá nhân Pyotr: trong khi cả triều đình, cả giáo hội, cả các giới quý tộc và thương nhân – là những thế lực quan trọng thời bấy giờ ở Nga – không ai thiên về cải tổ và hiện đại hóa như ông (nhiều người còn chống đối, ngay cả người vợ đầu và con trai trưởng của ông). Riêng các cận thần và các cấp chỉ huy quân sự của ông chỉ thực thi sách lược của ông và nhận mệnh lệnh của ông mà thừa hành, nên sự đánh giá càng làm nổi bật cá nhân của Pyotr Đại đế trong việc biết trọng dụng nhân tài dù cho họ là người Nga hoặc người nước ngoài. Cũng nên ghi nhận là Pyotr Đại đế đã làm được nhiều việc nhờ ông có uy quyền tuyệt đối, có quyền ban hành luật theo ý muốn, ngay cả có quyền xử tử hình bất cứ ai đi ngược lại ý ông. Nếu trong một thể chế quân chủ lập hiến hoặc hệ thống dân chủ như thời nay, chỉ một cá nhân như Pyotr Đại đế hẳn sẽ không thể làm được gì nhiều trong bối cảnh xã hội nhân văn nước Nga trì trệ như thế. Bằng chứng là một số cải tổ hành chính của Pyotr Đại đế, tuy có cơ sở chính đáng nhưng đã không thành công vì thái độ ù lì của các cấp địa phương.

Xu hướng thứ hai trong việc đánh giá Pyotr Đại đế thì cho rằng những thành tựu là do sở thích cá nhân từ thời niên thiếu, rồi vì bản thân là một Sa hoàng, muốn gì cũng được, nên có điều kiện từ đồ chơi đi lên trò chơi, và từ trò chơi biến ra hành động thực sự. Có nghĩa là những hành động không nằm trong chiến lược tổng thể nào để phát triển đất nước. Ý kiến khác là xem vai trò cá nhân của ông không phải là yếu tố quyết định, trong khi phê phán ông về chế độ độc đoán, hà khắc – đôi lúc tàn bạo – theo kiểu phong kiến. Và trong công cuộc cải tổ, ông đã làm mất đi một vài giá trị truyền thống của xã hội Nga. Rộng ra hơn, những tầng lớp thấp trong xã hội Nga, đặc biệt là nông dân, không được hưởng lợi trực tiếp từ thành quả của ông. Trái lại, họ còn khổ sở hơn vì phải trực tiếp hoặc gián tiếp chịu gánh nặng để xây dựng căn cứ hải quân, xây thành phố Sankt-Peterburg, chi phí cho cuộc chiến với Thụy Điển,… Chiều hướng đánh giá này cũng có cái lý của nó, tùy cảm quan của từng người. Chẳng hạn, có thể biện luận rằng một khi nước Nga đã trở nên hiện đại hóa thì dần dà đời sống nông dân Nga cũng được nâng cao hơn.

Tượng Pyotr Đại đế tại cố đô Sankt-Peterburg.

Dù sao đi nữa, không ai có thể phủ nhận công lao của Pyotr Đại đế trong công cuộc xây dựng lực lượng quân sự và hiện đại hóa đất nước Nga, như là việc tạo dựng nên hải quân và đội thương thuyền hàng hải từ con số không: không tàu thuyền, không có công nghệ đóng tàu, không có ai biết lái tàu biển. Và còn nữa: từ "chuyện nhỏ" như thiết lập trường xóa mù chữ và dạy toán cấp cơ sở, trường kỹ thuật đào tạo thợ chuyên môn, xưởng in, cho đến việc cải tổ hành chính, hoàn thiện cơ sở pháp luật, xây dựng hệ thống đường sá, kênh đào vĩ đại, hoàn thiện thành phố Sankt-Peterburg, nâng cao vai trò người phụ nữ, lập nên Viện Hàn lâm Khoa học,…[26]

Qua đó tố chất của Pyotr Đại đế được hiện rõ: trong khi sở thích cá nhân của ông thời thơ ấu tập trung vào vài lĩnh vực như quân sự và hàng hải, khi đã là Sa hoàng độc tôn và có cơ hội đi ra nước ngoài, sự quan tâm học hỏi của ông lại trở nên bao quát. Ông đi viếng thăm đủ mọi nơi: nhà máy chế biến, xưởng cưa, nhà máy in, xưởng se sợi, nhà máy giấy, xưởng cơ khí, viện bảo tàng, vườn thực vật, phòng thí nghiệm,… Ông đến viếng và hỏi han các kiến trúc sư, nhà điêu khắc, kỹ sư, nhà thiên nhiên học, người phát minh kính hiển vi, giáo sư giải phẫu học,… Ông cũng học hỏi từ người hành nghề tầm thường nhất để biết cách vá quần áo của mình, đóng một đôi dép cho riêng mình, và còn tập tháo ráp đồng hồ. Khi thơ thẩn đi xem phố xá, chợ búa nước người, ông vẫn có thái độ nghiêm túc như khi đi gặp các nhà khoa học, không phải như một du khách nhàn nhã mà như du học sinh: muốn nghe, muốn thấy, muốn phân tích tại sao dân Nga quá nghèo và dân Tây Âu quá giàu. Và từ đó, du học sinh có tên giả là Pyotr Mikhailov đi đến những câu trả lời nằm ở ngoại thương, cảng biển, đội thương thuyền, ngay cả sự phóng khoáng về tôn giáo. Tức là, phân tích và kết luận của ông không phải là manh mún theo sở thích cá nhân, mà trở thành khá đồng bộ, tổng thể trong sách lược phát triển đất nước Nga.

Một thế kỷ sau khi ông qua đời, sự ngưỡng mộ đối với vua Pyotr Đại đế trở thành gần như là lòng sùng bái, với vô số lời ca ngợi nồng nàn về ông xuất phát từ những nhà khoa học, văn nghệ sĩ,… kiệt xuất. Cùng với nữ hoàng Ekaterina II, ông là một trong hai nhà lãnh đạo được Thủ tướng Nga Vladimir Vladimirovich Putin đề cao nhất trong lịch sử Nga.

Nga hoàng Nikolai II (1868 - 1918) cũng là một nhà dân tộc chủ nghĩa và phản đối cải cách Tây hóa nước Nga.[27]

Lẽ tự nhiên là có ý kiến khác biệt. Sau khi vua Pyotr Đại đế qua đời, người dân dấy lên niềm hy vọng là gánh nặng làm nghĩa vụ và đóng thuế sẽ giảm bớt. Trong thế kỷ 19, người có óc bảo thủ vấn vương với những giá trị truyền thống của nước Nga cũ chê trách Pyotr là người đầu tiên mở cánh cửa để đón tiếp ý tưởng và sáng kiến của phương Tây. Có người cho rằng, dưới thời Pyotr Đại đế, người Nga trở thành những công dân của thế giới nhưng theo vài phương diện không còn là công dân Nga nữa. Tranh luận trên quy mô lớn đã nổ ra giữa hai trường phái: một bên là bảo thủ lên án sự nhiễm bẩn và phá hủy của nền văn hóa cùng các định chế của nước Nga cũ; bên kia là "Tây hóa" vốn ngưỡng mộ và ca ngợi Pyotr Đại đế vì đã chế ngự quá khứ và thúc đẩy nước Nga đi lên con đường tiến bộ.

Riêng vua Pyotr Đại đế thì có đầu óc thực tế và triết lý khi nghĩ người khác xem ông là như thế nào và sẽ nhớ về ông ra sao. Trong cuộc trò chuyện với một đại sứ nước ngoài, Pyotr hỏi nước ngoài nghĩ về ông ra sao.

Vị đại sứ đáp:

"Thưa Hoàng thượng, mọi người đều có đánh giá cao nhất về Ngài. Đặc biệt là cả thế giới ngạc nhiên về trí thông minh và thiên tài mà Ngài đã thể hiện trong việc điều hành những kế hoạch quy mô do Ngài khai sáng, và đã khiến cho tên tuổi vinh quang của Ngài lan xa ra mọi miền".

Pyotr nói một cách nóng nảy:

"Được rồi, được rồi, điều đó có thể đúng, nhưng quân vương nào cũng được người đối diện tâng bốc như thế. Mục tiêu của tôi không phải là muốn nhìn thấy mặt tốt, mà để biết người ta phán xét về tôi ra sao theo mặt trái của vấn đề. Tôi mong ông hãy nói cho tôi biết, dù nó là ra sao chăng nữa".

Vị đại sứ gập người thấp xuống, nói:

"Thưa Ngài, vì Ngài đã hạ lệnh, tôi sẽ nói cho Ngài biết mọi mặt xấu mà tôi đã nghe. Họ bảo rằng Ngài là một quân vương độc đoán và nghiêm khắc, đối xử với thần dân của mình một cách cứng rắn, người luôn sẵn sàng trừng phạt mà không có khả năng tha thứ cho lỗi lầm".

Pyotr Đại đế mỉm cười và lắc đầu nói:

Ông bạn, chưa hết đâu. Tôi hiện thân là nhà độc tài hà khắc; đó là ý kiến mà nước ngoài nghĩ về tôi. Nhưng làm thế nào họ phán xét cho đúng được? Họ không biết rõ về những hoàn cảnh mà tôi đã lâm vào trong giai đoạn đầu của triều đại tôi, họ không biết có bao nhiêu người chống đối những kế hoạch của tôi, đi nghịch lại với những dự án hữu ích nhất của tôi và bắt buộc tôi phải nghiêm khắc. Nhưng tôi không hề đối xử với ai một cách tàn nhẫn hoặc chứng tỏ là người độc tài. Trái lại, tôi luôn yêu cầu thần dân tôi hãy thể hiện óc suy nghĩ và lòng yêu nước, hãy tỏ ra công bằng với những sách lược đúng đắn của tôi mà ủng hộ cho những sách lược này. Và tôi không bao giờ quên bày tỏ lòng trọng vọng của mình bằng cách ban phát ân huệ cho họ.

— Pyotr Đại đế

Tranh cãi về Pyotr Đại đế và về những cải tổ của ông không bao giờ chấm dứt. Ông đã được thần tượng hóa mà cũng bị kết án, được phân tích hết lần này qua lần khác, và rồi vẫn là con người huyền bí. Một tố chất mà không ai có thể tranh cãi là năng lượng làm việc ngút ngàn của ông. Chính Pyotr Đại đế đã viết: "Không nên để mất một thời khắc nào, chúng ta phải trút ra hết năng lượng để làm việc". Ông có một sức mạnh của thiên nhiên, và có lẽ vì lý do này không thể có sự phán xét cuối cùng về ông.

Điểm giống với Julius Caesar

Nhà Romanov (đến Pyotr III)
Roman Yurevich Zakharin
Anastasia, vợ Ivan Hung Đế
Fyodor I (1584-1598)
Nikita Romanovich
Fyodor Nikitich (đại giáo chủ Philaret)
Mikhail I (1613-1645)
Aleksei I (1645-1676)
Aleksei Alekseevich
Sofia Alekseyevna
Phyodor III (1676-1682)
Ivan V (1682-1696)
Anna Ioannovna
Ekaterina Ioannovna
Anna Leopoldovna
Ivan VI (1740-1741)
Pyotr Đại Đế (1682-1725)
(vợ thứ hai Ekaterina I) (1725-1727)
Aleksei Petrovich
Pyotr II (1727-1730)
Anna Petrovna (1730-1740)
Pyotr III (1762)
Elizaveta Petrovna (1741-1762)
Aleksandr Nikitich
Mikhail Nikitich
Ivan Nikitich
Nikita Ivanovich

Trong lịch sử, nhiều nhân vật không chỉ có những điểm tương đồng nhau về ngoại hình mà còn về sự nghiệp nữa. Trong số những trường hợp này có Pyotr Đại đế và nhà độc tài La Mã Julius Caesar, họ có những điểm giống như sau:

  • Trong lịch sử La Mã cổ đại, Julius Caesar là nhà lãnh đạo đầu tiên tự phong mình làm "hoàng đế". Còn trong lịch sử Nga, Pyotr là vị vua đầu tiên trở thành "hoàng đế".
  • Vào năm 46 trước Công nguyên, Julius Caesar đã đề xướng cải tổ về lịch. Kết quả của cuộc cải tổ này là người La Mã xem ngày 1 tháng 1 là ngày đầu tiên của năm. Tương tự với Caesar, ngày 15 tháng 12 năm 1699 Pyotr Đại đế ban bố Thánh chỉ về việc thiết lập những loại lịch mới.
  • Julius Caesar và Pyotr Đại đế đều là những ông vua quan tâm đến việc quân sự. Họ đã đặt ra Bộ Tham mưu cùng với những cơ quan có trách nhiệm với vấn đề đường sá, kỹ thuật,…

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Pyotr_I_của_Nga //nla.gov.au/anbd.aut-an35696628 http://books.google.com/?id=kv0EAAAAYAAJ http://www.kulichki.com/inkwell/text/special/histo... http://www.kulichki.com/inkwell/text/special/histo... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... //www.getty.edu/vow/ULANFullDisplay?find=&role=&na... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb11945657h http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb11945657h http://www.idref.fr/027408183